Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Màn Hình Laptop
Bình thường khi mua laptop, người tiêu dùng chủ yếu chỉ quan tâm đến thông số như CPU, Ram, ổ cứng...mà quên mất một thành phần rất quan trọng là màn hình laptop. Việc trang bị thêm những hiểu biết và kinh nghiệm trong việc kiểm tra phát hiện lỗi của màn hình laptop là rất cần thiết.
Cơ bản về màn hình Laptop
Màn hình tinh thể lỏng LCD được sử cho các dòng laptop sử dụng core i2 trở xuống. Độ phân giải của màn hình LCD được thể hiện bằng các điểm ảnh pixel, mỗi pixel được tạo thành từ 3 chấm phụ: đỏ, xanh lá, và xanh nước biển.
Màn hình LCD cho dòng laptop sử dụng core 2 trở xuống
Hiện nay màn hình laptop chủ yếu sử dụng công nghệ màn hình Led. Màn hình Led không sử dụng đèn neon như màn hình LCD mà sử dụng đèn led cực nhỏ được bố trí phía sau giúp tiết kiệm năng lượng và tăng độ tương phản và hiển thị màu sâu hơn. Đặc biệt màn hình Led khi sử dụng sẽ ít bị nóng hơn so với màn hình LCD.
Màn hình Led được sử dụng phổ biến cho các dòng laptop hiện nay
Một khái niệm rất quan trọng về màn hình laptop bạn cần phải biết đó là "điểm chết". vậy điểm chết là gì? Đó là khi điểm ảnh không có khả năng hiển thị màu sắc bình thường, nó có thể hiển thị bị sáng, hoặc chỉ hiện thị được một màu đỏ, xanh lá cây, màu xanh nước biển, hay thậm chí chỉ nhìn thấy màu đen hoặc mất hẳn.
Màn hình có nhiều điểm chết
Mỗi hãng sản xuất màn hình laptop đều đưa ra tiêu chuẩn của số điểm chết được xem là chấp nhận được là bao nhiêu?. Như Apple, không cụ thể số điểm chấm hỏng là bao nhiêu sẽ được bảo hành. Lenovo thì có số lượng quy định chung là rơi vào khoảng 5-6 điểm chết.
Phân loại màn hình laptop
Theo tỷ lệ và độ phân giải:
Hiện nay màn hình laptop không chỉ có hai loại là "vuông" hoặc "rộng" mà còn được phân loại thành nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào độ phân giải.
Màn hình thường
XGA / 1024×768 / 4:3
WXGA / 1280×768 / 5:3
SXGA / 1280×1024 / 5:4
Màn hình rộng
WXGA / 1280×800 / (16:10)
SXGA+ / 1400×1050 / 4:3
WXGA+ / 1440×900 / (16:10)
UXGA / 1600×1200 / 4:3
WSXGA+ / 1680×1050 / (16:10)
WUXGA / 1920×1200 / (16:10)
Màn hình laptop hiện nay hầu như đều là màn hình rộng có tỷ lệ 16:10. Có một điều khá quan trọng bạn cần phải chú ý là số điểm ảnh của màn hình laptop không thay đổi nên khi sử dụng với card đồ họa có độ phân giải thấp thì nhiều pixel sẽ phải ẩn bớt đi, chính vì vậy chất lượng hình ảnh sẽ bị mờ đi.
Theo kích thước màn hình
Nhà sản xuất liệt kê kích thước màn hình theo đường chéo và bằng đơn vị inch. Sau đây là danh sách các loại màn hình thông dụng thường thấy trên laptop:
Tỉ lệ 4:3 thông thường:
14″-XGA, 15″ – XGA, SXGA+
Màn hình rộng thông dụng hiện nay:
10.6″ – WXGA (1280×768)
12.1″ – WXGA (1280×800)
13.3″ – WXGA (1280×800)
14.1″ – WXGA (1280×800)
15.4″ – WXGA (1280×800), WXGA+, WSXGA+
17″ – WXGA, WXGA+, WSXGA+, WUXGA
Màn hình 14 inch Led được người dùng ưa sử dụng nhất hiện nay bới sự thoải mái trong việc di chuyển và làm việc. Với màn hình kích thước 15.6 inch rất thích hợp cho các loại laptop sử dụng với mục đích thay thế máy để bàn. Riêng với màn hình 17 inch chỉ giới hạn cho người dùng sử dụng trong các lĩnh vực như thiết kế đồ họa, biên tập phim, chơi game... Đối với màn hình từ 13.3 trở xuống thực sự lý tưởng cho người sử dụng cần khi di chuyển bởi sự nhỏ gọn.
Hiện nay, các mẫu màn hình 4:3 không còn được sử dụng nhiều trên laptop ngoài trừ một số mẫu của Lenovo. Màn hình rộng đứng đầu trong việc sử dụng cho màn hình laptop nhờ khả năng tăng cường khoảng không gian nhìn, ngoài ra còn do các trò chơi và ứng dụng hiện đại hỗ trợ tốt cho tỷ lệ 16:10.
Theo hình thức bên ngoài
Về hình thức, có hai loại màn hình mà người dùng quen gọi là màn thường (nhám mờ – matte), và màn gương (glossy) – được ưa chuộng hơn.
Vậy làm thế nào để bạn biết loại màn mình đang dùng là loại nào?
Bạn có thể biết điều này rất đơn giản theo đúng tên gọi thì màn hình gương hình thức rất bóng nhờ có lớp bảo vệ phủ phía trên bề mặt hiển thị giúp giảm khoảng đen giữa các điểm ảnh và tăng cường độ sáng, độ tương phản và tương ứng với nó là việc thời gian dùng pin được lâu hơn bởi tiết kiệm được năng lượng cung cấp cho màn hình.
Điểm yêu lớn của màn hình gương là ở sự phản quang. Có một số ý kiến từ người dùng là khi sử dụng với màn hình gương sẽ mỏi mắt hơn khi sử dụng màn hình nhám mờ.
Tuy nhiên, đa số người mua đều chọn màn gương còn bởi vẻ ngoài khá đẹp laptop sẽ sành điệu hơn khi sử dụng loại màn hình này
Màn hình gương cũng có mức giá cao hơn một chút so với loại thường.
Với một số người thường xuyên sử dụng laptop, loại màn hình này là lựa chọn hấp dẫn hơn bởi nó không bị phản chiếu ánh sáng như màn gương tránh gây mỏi mắt hơn so với màn hình gươngg. Thêm vào đó, những dòng mới nhất có độ tương phản rất tốt, đồng thời giảm được khoảng đen giữa các điểm ảnh. Do vậy, chúng vẫn xuất hiện khá nhiều trong các dòng máy tính đời mới của Apple, hay Dell.
Các bệnh thường gặp của màn hình laptop và cách sửa màn hình laptop
Màn hình laptop bị giật
Khi màn hình laptop gặp lỗi này thì màn hình sẽ giật, rung hoặc đôi khi nhảy loạn khi sử dụng.
Nguyên nhân và cách khắc phục:
Có thể do các nguyên nhân
- Do lỏng dây cáp màn hình LCD
- Bình thường laptop hoạt động ở tần số 75 hz, nếu màn hình laptop chưa được cài đặt đúng tần số quét. Sự giao động quanh khoảng tần sô này đôi khi khiến màn hình của bạn mắc bệnh.
- Do lỗi card VGA
Cách khắc phục :
- Màn hình Laptop bị giật do lỏng dây cáp màn hình LCD: Bạn cần tháo laptop ra và điều chỉnh lại, nếu không thì bạn nên mang tới TTBH để được hỗ trợ. Các tốt nhất là bạn nên thay cáp màn hình laptop của bạn.
- Bạn hãy cấu hình lại thống số cho màn hình bằng cách nhấn chuột phải ngoài màn hình vào destop chọn property/setting/advanced/monitor rồi chỉnh tần số về 75 Hz
- Do lỗi VGA: Tuổi thọ của Card VGA rời thường chỉ được 4 đến 5 năm. Bạn nên chú ý để thay mới và có kế hoạch thay thế khi card đã cũ.
Màn hình Laptop bị tối mờ và nhòe
Màn hình bị tối mờ, nhòe không rõ nguyên nhân
Nguyên nhân và cách khắc phục:
Có thể do hai nguyên nhân sau
- Do đèn cao áp bị lỗi không cung cấp đủ anh sáng cho màn hình dẫn đến màn hình bị tối mờ. Dấu hiệu để nhận biết lỗi này của màn hình là khi bạn chạy windows màn hình sẽ bị nháy liên tục, màn hình tự nhiên tối mờ, bị loang màu, có những vùng bị tối trên màn hình.
- Do cáp màn hình (Display Cables) bị đứt một trong ba đường truyền tín hiệu thì sẽ không đủ cao áp để làm việc dẫn đến màn hình bị tối mờ. Nhiệm vụ truyền tín hiệu từ Mainboard lên vỉ cao áp do cáp tín hiệu đảm nhận. Cáp tín hiệu có ba nguồn chính để truyền tín hiệu là 0V, 3,3V, 5V, các nguồn cung cấp này còn phụ thuộc vào từng loại cao áp. Cao áp cần nguồn 0V, 3,3V và một nguồn nữa bằng nguồn của máy (nguồn Adapter).
- Do vỉ cao bị hư hỏng. Bóng cao áp sáng được là nhờ có vỉ cao áp. Khi vỉ cao áp hư hỏng thì sẽ không có điện áp để cung cấp cho bóng đèn tip, led không sáng dẫn đến hiện tượng màn hình laptop bị tối mờ. Ic dao động, hoặc cuộn dây bị dò sẽ làm cho vỉ cao áp bị lỗi…
- Do mainboard không cung cấp đủ điện áp cho vỉ cao áp dẫn đến đèn cao áp không sáng kéo theo đó là màn hình sẽ tối mờ. Với lỗi này thì kỹ thuật viên phải đo điện áp trên mainboard và thay thế các linh kiện
Màn hình Laptop bị đen
Đèn nguồn,báo mạng và các tín hiệu dữ liệu vẫn hoạt động bình thường nhưng màn hình bị tối đen thui. Trong trường hợp này có thể do lỗi từ các linh kiến sau: cáp màn hình, màn hình, mainboard. Khi gặp lỗi này bạn nên kiểm tra theo đúng thứ tự trên cả 3 linh kiện để biết chính xác lỗi đến từ linh kiện nào=> bạn nên mang ngay laptop bạn đến TTBH hoặc những nơi uy tín để được hỗ trợ tốt nhất. Không nên táy máy sẽ dễ làm cho tình trạng màn hình tệ hơn.
Màn hình Laptop bị sọc ngang, sọc dọc
Khi màn hình gặp phải lỗi này sẽ có một hoặc nhiều đường kẻ dọc hoặc ngang màn hình, có khi là những vệt trắng thẳng cắt dọc hoặc ngang màn hình.
Nguyên nhân của lỗi này là do panel màn hình bị lỗi do đứt mạch truyền tín hiệu hình ảnh hoặc đứt mạch ở chip(IC driver)-điều khiển đường ngang và dọc của màn hình, cụ thể là do bẹ cáp bị gãy hoặc hở. Lỗi này còn được gọi là lỗi panel màn hình
Cách khắc phục:
– Nếu bạn không may mắn mà đứt mạch bên trong tấm LCD Panel thì bạn không thể nối lại được
– Nếu đứt mạch ở ngay sau IC Drive thì việc nối mạch cũng vô cùng phức tạp bởi đường mạch rất mảnh
Tốt nhất trong trường hợp này bạn nên thay panel mới sẽ giúp màn hình hoạt động tốt hơn.
Màn hình Laptop gặp lỗi có điểm chết.
Lỗi này do khâu sản xuất của thiết bị chính vì vậy bạn nên kiểm tra cẩn thận khi mua. Khi gặp phải lỗi màn hình có điểm chết chúng tôi khuyên bạn nên đổi sản phẩm khác khi còn bảo hành nếu không bạn sẽ phải sống với nó trong hết phần đời còn lại(của sản phẩm).
Màn hình bị đứt nét
Trên màn hình xuất hiện những vệt trắng hoặc xanh cắt dọc hoặc ngang.
Nguyên nhân là do lỗi panel màn hình chính xác là do bẹ cáp bị gãy hoặc hở.
Khi gặp trường hợp này cách xử lý tốt nhất là bạn nên thay bẹ cáp khác mới.
Màn hình bị ố hoặc đốm mờ, màn hình mưa
Màn hình mưa
Màn hình bị đốm đen
Khi gặp lỗi này trên màn hình sẽ xuất hiện những vết ố màu xám hoặc trắng khá lớn.
Nguyên nhân là do tấm chắn bên trong màn hình laptop bị chuyển màu nên không thể cho hiển thị đúng của màu sắc lên lớp ma trận phía trên
Khi gặp lỗi này cách tốt nhất cho bạn là thay tấm chắn.
8. Màn hình bị mất màu
Khi gặp lỗi này màn hình sẽ chỉ có một màu duy nhất.
– Nguyên nhân: Có thể do lỗi ở bộ phận socket, hoặc quá trình đóng mở nắp gập màn hình lâu ngày cũng sẽ gây tình trạng lỏng cáp, đứt cáp.
– Cách xử lý: Thay thế socket mới, sửa hoặc thay mới cáp.
Lưu ý:Trong những trường hợp màn hình lỗi nặng, chúng tôi hoàn toàn có thể khắc phục được tuy nhiên chất lượng của hình ảnh sẽ khó có thể như trước và tuổi thọ của màn hình cũng sẽ ko được cao. Chúng tôi khuyên các bạn nên thay màn hình mới để có hiệu quả tốt nhất. Chúng tôi cam kết chỉ thay thế màn hình chính hãng, bảo hành 3 tháng.
Màn hình bị vỡ, chảy mực
Màn hình bị chay mực do rơi vỡ
Khi gặp lỗi này giải pháp duy nhất cho bạn là thay màn hình laptop mới. Chúng tôi có đầy đủ các loại màn hình cho dòng laptop bạn đang sử dụng. Tất cả bảo hành 12 tháng, một đổi một trong 24h.
Báo giá dịch vụ sửa chữa màn hình laptop
STT
|
Tình trạng
|
Giá(Vnd)
|
Bảo hành
|
1
|
Sửa cao áp, chế cao áp
|
220.000
|
3 tháng
|
2
|
Chế cáp, hàn cáp
|
180.000
|
3 tháng
|
3
|
Màn hình trắng, nhòe, nhiễu, màn mưa
|
180.000
|
3 tháng
|
4
|
Làm hết các vết ố, đốm mờ do lỗi ma trận
|
240.000
|
3 tháng
|
5
|
Làm hết các vết xước
|
260.000
|
3 tháng
|
6
|
Bản lề màn hình(gập lên xuống cứng, hoặc gãy)
|
180.000-400.000( sửa chữa hoặc thay thế)
|
3 tháng
|
7
|
Thay bóng tuýp LCD
(+ 12", 13.3", 14", 15.4", 17" wide)
|
160.000
|
3 tháng
|
Nhận Xét